Inox 316: Thành phần cấu tạo & những ứng dụng tuyệt vời

Nhắc đến inox, người ta thường nhắc đến loại mác inox 304 (SUS304). Tuy nhiên còn có một loại inox cũng phổ biến không kém đó là inox 316 (hay còn gọi là thép không gỉ SUS316). Do đặc thù cấu tạo của mình, inox 316 có tính ứng dụng cao với số lượng được tiêu thụ đứng thứ 2 trong các loại inox, chiếm khoảng 20% sản lượng inox được sản xuất hiện nay.

Ngoài thép không gỉ 316 tiêu chuẩn, còn có inox 316L – là loại chứa hàm lượng carbon thấp (L là chữ viết tắt của Low *). Đối với những sản phẩm được gia công bằng cách hàn, ứng dụng của chúng là khá cao vì giúp tránh được sự xói mòn ở những mối hàn đó. Vậy inox 316 là gì? hãy cùng Inox Trường Phát tìm hiểu cấu tạo của các loại inox phổ biến này nhằm hiểu hơn sự khác biệt của chúng.

Bảng cấu tạo thành phần hóa học của inox 304, 316, 316L

Mác thép Carbon(C) Mangan(Mn) Phốt pho(P) Lưu huỳnh(S) Silic(Si) Chrome(Cr) Niken(Ni) Molypden(Mo) Các nguyên tố khác
SUS 304 0.08max 2.00 0.045 0.030 1.00 17.00
19.00
8.0010.00
SUS 316 0.08max 2.00 0.045 0.030 1.00 16.00
18.00
10.00
14.00
2.00
3.00
SUS 316L 0.03max 2.00 0.045 0.030 1.00 16.00
18.00
10.00
14.00
2.00
3.00

Theo bảng thành phần cấu tạo trên, có thể thấy, thành phần Carbon, Mangan, Photpho, Lưu huỳnh, Silic có tỉ lệ giống với SUS304 (ngoại trừ thành phần carbon ở inox 316L thấp hơn như đã đề cập ở trên). Nguyên tố Crom ở thành phần inox 316 thấp hơn ở inox 304 1% và Niken ở inox 316 cao hơn inox 304 từ 2% – 4%. Ngoài ra, ở inox 316 còn có Molypden, là nguyên tố giúp inox 316 có tính năng chống ăn mòn tổng thể vượt trội hơn so với inox 304, đặc biệt trong môi trường chứa Clorua cao.

Thành phần Niken cao hơn giúp inox 316 càng phù hợp với môi trường biển, thậm chí là vùng biển bị ô nhiễm hoặc những vùng có nhiệt độ dưới °C. Chính sự khác biệt này dẫn đến đặc tính khác nhau, tính ứng dụng trong cuộc sống khác nhau của hai loại inox.

SUS316 là loại mác thép có tính ứng dụng rất đặc biệt và nổi bật, được sử dụng hiệu quả và tích cực trong môi trường axit, do có tính năng chống được sự ăn mòn của sulfuric hydrochloric, axetic, axit formic và tartaric, cũng như sunfat axit và kiềm clorua.

Tính chất của inox 316 và sự khác nhau cơ bản với inox 304

Inox 316 có tốt không? cùng tìm hiểu và so sánh sự khác nhau giữa 2 loại inox phổ biết nhất này,

So sánh Inox 316 với 304 khác biệt cơ bản như sau:

  • Inox 316 Không nhiễm từ trong khi inox 304 có thể nhiễm từ nhẹ
  • Chống ăn mòn: Tính chống ăn mòn của inox 316 cao hơn inox 304. Inox 316 được xem là loại kim loại kháng với nước muối lên đến 1000 mg/L Clo ở nhiệt độ môi trường, nhưng giảm còn 500mg/L khi ở nhiệt độ trên 60°C. Ngoài ra, inox 316 là kim loại tuyệt vời vì có khả năng chống rỗ và kẽ hở ăn mòn trong môi trường clorua với nhiệt độ ấm.
    Inox 316 được ứng dụng rất hiệu quả đối với hầu hết các công trình kiến trúc ngoài trời, hoặc gần khu vực biển, các phụ kiện tàu biển… hay mức độ làm sạch, chống lại các loại hóa chất vô cơ, hữu cơ trong ngành chế biến thực phẩm… Tính năng chống ăn mòn của inox 316L cũng tương tự như inox 316 nhưng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn trong các mối hàn.

  • Có thể dùng trong các môi trường đòi hỏi độ sạch tương đối cao
  • Có thể dùng trong môi trường chứa axit, bromua, iodides ở nhiệt độ cao.
  • Khả năng chịu nhiệt cao: Inox 316 có khả năng chống oxy hóa khi được sử dụng liên tục trong nhiệt độ lên đến 870°C, thậm chí có thể lên đến 925°C và được ứng dụng cho những công trình hoặc sản phẩm chịu nhiệt trên 500°C. Đối với inox 316L còn có khả năng chống mưa carbon tốt hơn inox 316 tiêu chuẩn.

Ứng dụng mác inox SUS 316 trong đời sống

  • Inox 316 được dùng sản xuất các thiết bị trong ngành thực phẩm và đặc biệt trong các môi trường chứa nhiều Clorua.
  • Thiết bị y tế, các dụng cụ thiết bị dùng trong môi trường bắt buộc độ sạch nghiêm khắc như bệnh viện, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm. Ngoài ra inox 316 còn được sử dụng trong cấy ghép các khớp nối trong cơ thể như ghim, ốc vít trong cấy ghép khớp hông, khớp gối…
  • Inox 316 được ứng dụng trong ngành hàng hải như phụ kiện tàu biển, tàu biển, mỏ neo, hay phụ kiện máy bay…

  • Được sử dụng để làm bồn chứa hóa chất, hay trong ngành vận chuyển.
  • Công nghiệp khai thác khoáng sản, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác đá và lọc nước
  • Xây dựng nhà máy tái chế hạt nhân.
  • Sử dụng nhiều trong ngành kiến trúc, các công trình ngoài trời và ở khu vực đặc biệt, hoặc khu vực có nhiệt độ môi trường khắc nghiệt.